Ep coc be tong thai nguyen | Ép Cọc Bê Tông Tại Thái Nguyên

Cần quản lý hiệu quả đất sau quy hoạch dự án xây dựng Đại học Thái Nguyên

Hàng trăm ha đất thổ cư, đất cây lâu năm, đất lúa của người dân một số tổ thuộc phường Tân Thịnh (thành phố Thái Nguyên) bị ảnh hưởng nằm trong quy hoạch phải thu hồi đã được kiểm đếm nhưng lại chưa được chi trả đền bù nên đã bị “treo” lại. Trong khi đó, Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh và Trường đại học khoa học thuộc Đại học Thái Nguyên đã di chuyển đến địa điểm mới để xây dựng cơ sở vật chất.

ThaiNguyen - tinmoitruong                                                                                Một góc Trung tâm thành phố Thái Nguyên

 

Dự án đầu tư xây dựng Đại học Thái Nguyên được tỉnh Thái Nguyên xác định là một trong 14 công trình và quy hoạch trọng điểm giai đoạn 2010- 2015 trên địa bàn tỉnh. Nhiều năm qua, các quyết định công bố quy hoạch chi tiết của dự án đã được thực hiện đầy đủ. Thế nhưng, hàng trăm ha đất thổ cư, đất cây lâu năm, đất lúa của người dân một số tổ thuộc phường Tân Thịnh (thành phố Thái Nguyên) bị ảnh hưởng nằm trong quy hoạch phải thu hồi đã được kiểm đếm nhưng lại chưa được chi trả đền bù nên đã bị “treo” lại. Trong khi đó, Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh và Trường đại học khoa học thuộc Đại học Thái Nguyên đã di chuyển đến địa điểm mới để xây dựng cơ sở vật chất. Tuy nhiên, nhiều phần đất phục vụ việc xây dựng các công trình cần thiết vẫn chưa có mặt bằng “sạch” để xây dựng…

Trong các cuộc tiếp xúc cử tri gần đây, cử tri phường Tân Thịnh luôn bày tỏ bức xúc về tình trạng xây dựng sai quy định, kinh doanh bừa bãi trong khuôn viên của Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, thiếu đất tái định cư, hộ có đất tái định cư thì thiếu điện, nước, đường sá…

Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Khắc Hùng, Trưởng ban Cơ sở vật chất – Đại học Thái Nguyên cho biết: Việc dự án xây dựng Đại học Thái Nguyên chậm do nguồn vốn giải phóng mặt bằng thiếu, bố trí không đủ theo tiến độ thực hiện dự án, đơn vị tư vấn giải phóng mặt bằng (thuê ở Hà Nội) thiếu năng lực. Còn về tình trạng để nhiều hộ dân, quầy bán hàng “nhảy dù” vào đất quy hoạch, đất đã giải phóng mặt bằng do Đại học Thái Nguyên không đủ điều kiện ngăn chặn, xử lý vấn đề xây dựng quán hàng, nhà cửa trong vùng đất dự án đã được quy hoạch cho Đại học Thái Nguyên…

Lãnh đạo Đại học Thái Nguyên cũng thừa nhận: Trong nhiều năm qua, Dự án Đại học Thái Nguyên chỉ giải phóng được chừng 20 ha; tổng nguồn vốn bố trí cho giải phóng mặt bằng đã chi trả khoảng 100 tỷ đồng, nên dù có muốn giải phóng được mặt bằng theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhà trường cũng chịu vì không đủ tiền…

Từ việc thiếu vốn để giải phóng mặt bằng dứt điểm, việc quản lý đất của Đại học Thái Nguyên sau khi công bố quy hoạch hoặc sau khi giải phóng mặt bằng xong rơi vào cảnh khá lộn xộn, nhất là ở khu vực Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh và Đại học Khoa học. Nhiều hộ dân đã bàn giao đất cho Đại học Thái Nguyên xây trường học xong vẫn chưa nhận được tái định cư, một số hộ khác chưa nhận được tiền bồi thường trong suốt nhiều năm qua. Do nhu cầu bức thiết về chỗ ở, về kinh doanh… các hộ dân đã xây biệt thự, xây nhà tầng kiên cố, ki ốt bán hàng lấn vào cả phần đất đã được công bố quy hoạch chi tiết. Nhà cửa, quán xá đã xây bừa bãi lên trên cả phần đất đã giải phướng xong mặt bằng nằm ngay trong khuôn viên Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh.

Theo ông Nguyễn Khắc Hùng, Trưởng ban Cơ sở vật chất – Đại học Thái Nguyên, để xảy ra sự lộn xộn, xây dựng trái phép trên đất quy hoạch chi tiết còn do chính quyền cơ sở và ngành chức năng buông lỏng quản lý.

Còn ông Chu Phương Thái, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Thịnh cho rằng đất đã giao cho Đại học Thái Nguyên thì Đại học Thái Nguyên phải có trách nhiệm quản lý và ngăn chặn người dân xây dựng nhà cửa, quán hàng…

Có thể thấy rằng, vấn đề quản lý đất đai trong quy hoạch của Đại học Thái Nguyên rất phức tạp, công tác quản lý các phần đất đã giải phóng xong mặt bằng cũng chưa thật nghiêm khắc, chặt chẽ. Việc người dân tự ý xây dựng nhà cửa kiên cố, biệt thự sau khi đã công bố quy hoạch chi tiết cho dự án là trái quy định hiện hành. Để xảy ra tình trạng này trách nhiệm là do công tác quản lý nhà nước về đất đai, về trật tự xây dựng của cả chủ đầu tư và chính quyền địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ nên mới để xảy ra những hậu quả đáng tiếc, nhất là gánh nặng tài chính cho công tác giải phóng mặt bằng và những khó khăn trong xử lý những sai phạm trong quản lý đất đai, xây dựng.

TTXVN

Bình luận bài viết