Ep coc be tong thai nguyen | Ép Cọc Bê Tông Tại Thái Nguyên

Thực hiện đô thị xanh tại TP Thái Nguyên

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng 3 năm liên tục TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được Hiệp hội Đô thị Việt Nam bình chọn là 1 trong 20/114 đô thị của cả nước đạt danh hiệu xanh, sạch, đẹp.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 sẽ xây dựng Thái Nguyên là thành phố sinh thái, có chức năng tổng hợp (quản lý nhà nước, đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học – công nghệ, dịch vụ tài chính, ngân hàng và thương mại).

Quy hoạch nêu rõ, đến năm 2020, Thái Nguyên sẽ có cơ cấu kinh tế hiện đại, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Bên cạnh đó, thực hiện tăng trưởng xanh với mức độ phát thải các-bon giảm dần, tiến tới tạo dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

tp-thai-nguyen 1

Về kinh tế: Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tỉnh Thái Nguyên đạt 10 – 11%/năm; GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) đạt khoảng 80 – 81 triệu đồng, tương đương 3.100 USD (bằng mức trung bình của cả nước). Cơ cấu kinh tế: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 47 – 48%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 39,5 – 40,5% và khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm khoảng 11,5 – 14%.

Về văn hóa, xã hội: Theo quy hoạch, phấn đấu giảm tỷ suất sinh hàng năm khoảng 0,01 – 0,02%; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 1,8 – 2%/năm. Bên cạnh đó, sẽ sử dụng công nghệ xanh, sạch với tỷ lệ ngày càng tăng trong sản xuất công, nông nghiệp và trong dịch vụ, nhất là trong khai thác tài nguyên thiên nhiên; giá trị các ngành sản phẩm công nghệ cao, công nghệ xanh chiếm 30 – 32% GDP tỉnh.

Quy hoạch cũng nêu rõ, phấn đấu trên 80% khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 95% rác thải sinh hoạt, rác thải y tế được xử lý, 60% nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn B; cường độ phát thải khí nhà kính giảm ít nhất 8 – 10% so với năm 2010; môi trường không khí tại các đô thị, khu công nghiệp được kiểm soát.

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thành phố sinh thái, mới đây UBND thành phố Thái Nguyên đã có cuộc làm việc với đại diện Cục Phát triển đô thị – Bộ Xây dựng, Viện Kiến trúc quy hoạch, Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu.

Tại buổi làm việc, chuyên gia Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu tại Việt Nam (GGGI), ông Adam Ward cho biết: Các chương trình, kế hoạch ưu tiên về đô thị tăng trưởng xanh trong năm 2015 của (GGGI) tại Việt Nam là tập trung xây dựng các bộ chỉ số về tăng trưởng xanh; thực hiện thí điểm bộ chỉ số này tại 03 đô thị của Việt Nam là thành phố Thái Nguyên, thị xã Điện Bàn, thành phố Trà Vinh; đề nghị UBND thành phố cung cấp cho đoàn công tác những dữ liệu cơ bản nhất về thành phố Thái Nguyên như: Tiềm năng, các định hướng phát triển thành phố, các động lực chính để thúc đẩy sự phát triển, đối với phát triển xanh thành phố có thuận lợi và khó khăn gì trong công tác triển khai thực hiện, đề xuất và kiến nghị gì đối với đoàn công tác… từ đó, đoàn công tác sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các chỉ số về tăng trưởng xanh phù hợp với tiềm năng, vị thế phát triển của thành phố Thái Nguyên nhằm thu hút tài trợ, phát triển tăng trưởng xanh bền vững cho thành phố.

Bà Vũ Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên cũng khẳng định: Để phát triển thành phố Thái Nguyên theo hướng xanh hóa và bền vững là một nội dung vô cùng quan trọng và cần thiết. UBND thành phố sẽ tạo điều kiện tốt nhất để đoàn công tác tiến hành khảo sát thuận lợi tại thành phố Thái Nguyên, thúc đẩy quá trình thực hiện tăng trưởng xanh tại địa phương.

Bình luận bài viết