Sự việc cuối cùng cũng bị lộ, nhưng mọi người đều thông cảm cho tấm lòng của người mẹ bất hạnh, quá thương con này.Người mẹ bất hạnhNgười mẹ táo bạo đó chính là bà Phạm Thị Bái (SN 1944, trú tại thôn Cây Sơn, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên). Câu chuyện cách đây đã 5 năm, nhưng mỗi lần nhắc lại, người dân nơi đây đều nhớ như in câu chuyện độc nhất vô nhị của người mẹ bất hạnh này.

Bà Nguyễn Thị Bái quê ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Năm 20 tuổi, bà lấy chồng là lính rồi theo chồng lên đây lập nghiệp. Cuộc đời làm vợ lính của bà vô cùng cơ cực khi một nách phải nuôi 7 đứa con thay chồng. Thế nhưng, khi chồng về nghỉ hưu thì gánh nặng khác lại ập tới với người phụ nữ này. Do những di chứng chiến tranh nên chồng bà không lao động được, bà trở thành lao động chính, nuôi cả gần chục miệng ăn trong nhà và thuốc thang cho chồng. Bà phải làm đủ các nghề để có đủ bữa rau, bữa cháo cho chồng và các con.

Rồi chồng bà mất sớm, để lại mấy mẹ con nheo nhóc. Sau đó, người con trai lớn của bà cũng qua đời vì bệnh tật. Hai người con trai của bà lần lượt phải vào tù vì vi phạm pháp luật. Trong đó, Đặng Văn Quý (con trai út của bà Báu), vì có quan hệ với cháu gái, nên cũng phải vào tù. Thời gian trong tù, Quý kết bạn với một đại ca giang hồ và được người này che chở. Năm 2008, mãn hạn tù, Quý trở về nhà và quyết chí hoàn lương.

Thế nhưng, con đường phục thiện của Quý chưa kịp thực hiện thì một rắc rối lại đến với anh. Nhóm đàn em của tên đại ca trong tù từng che trở cho Quý tìm đến, bắt Quý phải theo chúng làm để trả nợ ơn nghĩa những ngày tháng trong tù. Hình ảnh những ngày tháng trong tù, cảnh cơm tù và ánh mắt người mẹ già mong mỏi con hoàn lương làm lại cuộc đời đã thức tỉnh Quý. Anh từ chối đám đàn em của tên đại ca đó. Nhưng với lý lẽ “ơn đền oán trả”, chúng không dễ dàng bỏ qua cho Quý, bắt anh phải trả ơn cho đại ca nếu không sẽ giết chết.

Việc làm táo bạo

Vì không muốn lặp lại “vết xe đổ”, Quý đã tìm cách tránh né bọn chúng. Nhiều lần, bị chúng đến nhà truy sát, anh phải trốn tránh vô cùng khổ cực. Vì quá quẫn bách và quyết không sai lầm một lần nữa, Quý đã tìm đến cái chết. Đã ba lần, Quý tự tử nhưng đều không thành nhờ người mẹ già phát hiện kịp thời.

Nhìn Quý hết lần này đến lần khác tìm đến cái chết, bà Bái khóc cạn nước mắt vì thương con. Bà bỏ cả làm ăn để túc trực bên cạnh con trai vì sợ con sẽ lại tự tử. Thậm chí, bà tìm đến nhóm “xã hội đen” van xin chúng buông tha cho con trai bà, nhưng cũng không được. Cuối cùng, người mẹ già ấy đã quyết định làm một việc táo bạo, đó là tổ chức một đám ma giả cho con để nhóm giang hồ đó không làm phiền Quý nữa.

Vào một buổi sáng tháng 5.2009, người dân thôn Cây Sơn bỗng thấy xôn xao ở nhà bà Bái, người ta nghe tiếng khóc ai oán của bà trước cái chết của cậu con trai út. Lập tức, hàng xóm kéo sang thăm hỏi thì thấy cỗ áo quan được đóng nắp kín để sẵn giữa nhà, hương khói nghi ngút. Trên ban thờ là “di ảnh” của Đặng Văn Quý cùng bát cơm thờ cúng của mấy mẹ con bà Bái. Hàng xóm láng giềng thấy vậy lập tức xúm vào, giúp gia đình lo công việc tang ma cho người xấu số.

Người làng chỉ nghe gia đình kể lại rằng, Quý bị chết bất ngờ không hiểu là do bị bệnh tật hay chích ma túy sốc mà chết. Cũng chẳng ai quan tâm đến điều đó vì trong đám ma không tiện hỏi. Thế là, người thì đi thông báo với chính quyền, người lo mượn bàn ghế giúp bà Bái… Đám ma được tổ chức chóng vánh với đầy đủ nghi lễ, rồi mọi người đưa đứa con “xấu số” của bà Bái ra góc vườn chôn nhanh, sợ để lâu sẽ lây bệnh tật cho những người xung quanh. Ai cũng thương cảm cho người mẹ bất hạnh này vì “người tóc bạc phải tiễn kẻ đầu xanh”.

Đám ma giả của gia đình nhà bà Bái diễn ra suôn sẻ, đúng theo những gì mà bà Bái mong muốn. Thế nhưng, một thời gian dài sau, bất ngờ có người nhìn thấy Quý. Ngay lập tức, cái tin Quý vẫn còn sống và đám ma kia là giả lan truyền nhanh chóng. Ngay sau đó, chính quyền đã vào cuộc để xác minh sự việc. Biết chẳng thể giấu được mọi người nên bà Bái đã khai báo sự thật với chính quyền. Một tháng sau đó, cuộc khai quật dưới sự giám sát của chính quyền xã được tiến hành.

Việc khai quật ngôi mộ giả thu hút đông đảo người dân trong vùng. Người ta kéo đến chật kín cả khu vườn nhà bà Quý để xem khai quật mộ, để tường tận thực hư câu chuyện có một không hai ở địa phương. Khi chiếc quan tài được bới lên, bật nắp, mọi người mới thấy trong quan tài chỉ là đống quần áo cũ và khối ximăng trộn với cát. Sau đó, chính quyền đã xử phạt hành chính bà Bái vì việc làm trên.

Trưởng thôn Đặng Văn Sinh trao đổi cùng PV. 

Cũng chỉ vì thương con

Cũng nhờ cái đám ma giả ấy mà Quý tránh được sự dòm ngó của bọn “xã hội đen” và làm lại cuộc đời. Sau sự việc ấy, hàng xóm cũng chẳng ai trách bà Bái. Họ hiểu vì sao bà phải làm như vậy nên đã thay nhau động viên bà. Ông Nguyễn Văn Hùng – một người hàng xóm cạnh nhà bà Bái – tâm sự: “Việc làm của bà Bái thực sự làm chúng tôi rất bất ngờ, không ngờ cái đám ma mà dân làng tập trung lo cho gia đình bà lại là một đám ma giả. Thế nhưng, khi biết được nguyên nhân, chúng tôi chẳng ai trách cứ gì bà ấy cả. Cũng chỉ vì thương con nên bà ấy mới làm vậy chứ có ai muốn đâu. Và cũng nhờ bà Bái làm thế mà thằng Quý mới làm lại được cuộc đời như bây giờ”.

Ngồi tâm sự với khuôn mặt khắc khổ cùng dáng người gầy gò, bà Bái buồn bã nói: “Thực ra, việc làm đó là cực chẳng đã. Nếu đã là một người mẹ mà nhìn con hết lần này đến lần khác tìm đến cái chết thì ai có thể cầm lòng nổi. Việc tôi làm là muốn tránh để con mình không phải đi theo đám “xã hội đen”, làm những việc trái với lương tâm”. Bà cũng cho biết là sau đám ma ấy, bà đã lần lượt đi trả tiền phúng viếng của dân làng và xin lỗi mọi người. Bà rất vui vì ai cũng hiểu được và thông cảm cho việc làm của bà. Anh Đặng Văn Trung – con trai bà Bái, anh của Đặng Văn Quý – cho biết: “Gia đình tôi làm việc đó cũng là vì bất đắc dĩ. Quả thực, gia đình rất khó xử nhưng vì tính mạng của em trai tôi mà đành làm vậy”.

 

Để tránh nanh vuốt của bọn xã hội đen, người mẹ đã tổ chức một đám tang giả để qua mặt các “hảo hán giang hồ” có số.

Khai tử cho con

Kể về người mẹ khai tử cho con, người dân miền quê nghèo ai cũng biết đến tấm lòng thương con vô bờ bến của bà Nguyễn Thị Bái (71 tuổi, trú xã Linh Sơn, Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Vì muốn con tránh được nanh vuốt của bọn  đen, bà đã khai tử cho con trai dứt ruột sinh thành.

Khu vườn bà Bái đã làm lễ chôn cất thi thể giả của con trai
Khu vườn bà Bái đã làm lễ chôn cất thi thể giả của con trai

Khuôn mặt hằn rõ những vất vả của người phụ nữ lam lũ nhưng toát lên một vẻ hiền lành mộc mạc. Bà Bái kể lại nguyên nhân dẫn đến việc khai tử cho con: “Muốn con trai không đi theo “vết xe đổ” tôi đã làm một đám ma giả. Đau đớn lắm, khi nó còn sống mà phải nói với hàng xóm là đã chết. Nhưng nếu không làm thế thì con trai tôi sẽ gặp nguy hiểm.

Vụ việc bắt đầu  vào năm 2005, con trai tôi là Đặng Văn Quý dính vòng lao lý nên đi trại cải tạo 4 năm tù. Trong tù, nó đã được một đại ca giang hồ nâng đỡ cho làm đàn em. Khi được ra tù, Quý bị bọn đàn em của đại ca này ép phải làm việc sai trai để trả nghĩa cho đại ca.

Muốn làm lại cuộc đời nên Quý đã từ chối làm việc sai trái thì bị bọn đàn em của đại ca đe dọa. Nhiều lần tránh né nhưng các tay “anh chị” vẫn theo Quý ép phải làm việc cho chúng”.

Cũng theo bà Bái, nhiều lần bà đã quỳ xuống chân bọn xã hội đen xin chúng buông tha cho con trai nhưng bị từ chối. Hàng ngày, bà luôn sống trong lo sợ rình rập. Hết cách bà quyết định làm giả một đám tang cho con trai để thoát khỏi các đối tượng manh động.

Để thực hiện, bà âm thầm tung tin con trai là Đặng Văn Quý đang cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Sau vài hôm, một cỗ quan tài được coi là chở thi thể của Quý về nhà làm lễ mai táng. Tham dự tiễn đưa nạn nhân về nơi an nghỉ, nhiều người ngỏ ý muốn xem mặt anh Quý trước khi chôn cất đều bị bà Bái từ chối. Với lý do, “con trai tôi bị nên không xem làm gì…”.

Sau khi báo chính quyền làm sổ khai tử cho con trai, bà Quý đã nhanh chóng đưa quan tài đi chôn cất. Trong đám tang ai cũng xót thương cho bà số phận bất hạnh khi “người đầu bạc tiến kẻ đầu xanh”.

Người đàn bà lam lũ đến từng nhà xin lỗi

Sau khi biết tin Quý qua đời vì bệnh xã hội, các đàn em của đại ca giang hồ đã buông tha. Thế nhưng, mọi chuyện bị bại lộ khi ông trưởng thôn phát hiện nhiều tình tiết vô lý nên đến gặng hỏi bà Bái “nếu con trai mà chưa chết mà làm đám tang là sai phạm pháp luật sẽ bị trừng trị”. Biết không thể che dấu, người phụ nữ lam lũ đã mang mọi việc kể lại với trưởng thôn. Lúc này, con trai của bà Bái là anh Thành cũng bất ngờ khi mẹ nói “trong quan tài không có thi thể của Quý, nó vẫn chưa chết”.

Để đảm báo bí mật, bà Bái không tiết lộ với cả con trai là anh Thành
Để đảm báo bí mật, bà Bái không tiết lộ với cả con trai là anh Thành

Ngay sau đó, chính quyền cùng người dân trong xã đã đến khai quật ngôi mộ giả phát hiện bên trong có một bao xi, chăn, chiếu chứ không có thi thể anh Quý. Bà Bái đã phải muối mặt đến xin lỗi từng người dân trong thôn xóm, đồng thời trả lại tất cả tiền, gạo người dân mang đến lễ tang giả của con trai. Biết hành động của bà Bái là sai phạm nhưng trước nỗi khổ tâm của bà khiến nhiều người thương cảm.

Về phía anh Quý, sau cái ngày được mẹ khai tử đã quyết tâm làm lại từ đầu. Anh học được nghề sửa xe máy rồi mở riêng một cửa hàng tại Thái Nguyên để làm ăn. Khi công việc ổn định, anh Quý đã xây dựng gia đình khiến bà Bái nước mắt lăn dài hạnh phúc. Nếu không có hành động chấp nhận sai phạm của bà thì con trai đến bao giờ mới được “làm người”.